Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Cách làm bánh bông lan không cần lò nướng và máy đánh trứng

Với công thức làm bánh bông lan đơn giản này bạn có thể làm ngay một ổ bánh cho gia đình mà không cần có lò nướng hay máy đánh trứng đâu.

Nguyên liệu:


Tất cả định lượng trong công thức này sử dụng hộp sữa chua để làm đơn vị đo lường

1 hộp sữa chua không đường

1 hộp sữa chua vị trái cây

1,5 hộp sữa chua bột mì đa dụng

10g bột nở baking powder

3/4 hộp sữa chua đường

90g bơ

3 quả trứng gà

Vài giọt vani

Thực hiện:

Đánh tan trứng.

Cho đường và sữa chua vào trộn đều lên.

Lấy 80g bơ cho vào lò vi sóng, quay 30s cho chảy, sau đó để nguội, rồi đổ vào phần trứng sữa chua.

Trộn đều bột mì và bột nở.

Rây từ từ bột mì vào tô trứng, vừa rây vừa dùng phới lồng trộn nhẹ nhàng.

Cho đến khi hỗn hợp đồng nhất thì cho vài giọt vani vào, trộn đều lên.

10g bơ còn lại phết đều xung quanh nồi cơm điện, kể cả nồi chống dính bạn vẫn cần phết bơ để giúp cho bánh ẩm hơn.

Đổ bột vào nồi, vỗ nhẹ để làm phẳng mặt bột. Cho vào nồi cơm điện, bật nút cook.

Khi nồi cơm nhảy nút chuyển sang chế độ Warm thì đợi thêm 10 phút nữa, lấy bánh ra lật úp mặt bánh xuống để đảm bảo bánh đều được chín vàng.

Bật nút cook 1 lần nữa, sau đó đợi bánh thêm khoảng 15 phút khi nồi cơm chuyển sang chế độ warm là có thể lấy bánh ra dùng được rồi.

Lấy bánh ra có thể cắt dùng khi còn nóng, hoặc để nguội rồi thưởng thức.

Công thức này tuy bánh không được nở nhiều như cách làm bánh thông thường nhưng bù lại bánh lại rất mềm, ẩm và có vị ngọt vừa phải quyện với vị béo thơm của sữa chua và bơ. Đây hứa hẹn là cách làm bánh bông lan mới đơn giản cho gia đình chưa có điều kiện sắm lò nướng hay 1 chiếc máy đánh trứng đấy. nguồn

Những lưu ý để làm bánh gato bất bại

Có rất nhiều những công thức bánh gato trên mạng mà bạn có thể tham khảo. Mỗi công thức lại cho ra một thành phẩm khác nhau về độ mềm mịn, xốp, thơm. Tuy nhiên, ngoài việc tìm được công thức ưng ý, nếu nắm được những nguyên tắc cơ bản để làm một chiếc bánh gato, bạn sẽ không gặp thất bại khi làm bánh cũng như có thể biến tấu theo ý thích của mình.

Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần nhớ khi làm bánh gato mà tác giả đúc rút được sau một thời gian làm bánh cũng như học hỏi từ các bạn bè yêu thích bánh ngọt. (Xem thêm: 4 lưu ý cho người mới học làm bánh ngọt )


1. Hỗn hợp lòng đỏ trứng

Phần hỗn hợp lòng đỏ trứng rất đơn giản. Bạn chỉ cần trộn lòng đỏ, dầu ăn, sữa tươi (hoặc loại nước hoa quả yêu thích) và bột cake flour (hỗn hợp bột mì và bột ngô, tỷ lệ thường là 3:1, 2:1 hoặc có những công thức là 1:1) cho thật đều là được. Tuy nhiên, trong một công thức, bạn sẽ thường thấy có một định lượng nhất định về hỗn hợp chất lỏng là dầu ăn và sữa (hoặc nước hoa quả), tỷ lệ ở mỗi công thức một khác nhưng bạn có thể xem tổng của chúng là bao nhiêu và có thể thay đổi tỷ lệ một chút cũng không sao. Chẳng hạn, công thức là 60g sữa tươi, 40g dầu ăn, thì bạn có thể cho 50g sữa tươi - 50g dầu ăn hay 45g dầu ăn – 55g sữa tươi cũng không sao, miễn là định lượng của chúng không quá chênh lệch.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể thay thế sữa tươi bằng những loại nước quả yêu thích với lượng tương đương. Việc thay thế sẽ giúp bạn có được một chiếc bánh với hương vị mới thơm ngon đúng ý. Nhưng bạn có thể lưu ý, nếu sử dụng nước quả có vị chua, thì bạn nên thêm phần đường khi đánh bông lòng trắng trứng nhé.

Phần bột, bạn có thể tạo thêm vị cho chiếc bánh bằng một số loại bột như bột cacao, bột quế - tuy nhiên, kết cấu của các loại bột khác nhau nên bạn cần tăng lượng chất lỏng lên khoảng 15-20g so với công thức thông thường.

Khi trộn hỗn hợp lòng đỏ trứng, bạn có thể sử dụng thìa, đũa, phới lồng hay phới dẹt tùy thích, miễn là các thành phần hòa quyện với nhau.

2. Hỗn hợp lòng trắng trứng

Đánh lòng trắng trứng rất quan trọng vì nó đảm bảo bạn sẽ có được chiếc bánh thực sự đủ độ bông xốp, mềm mịn cần thiết hay không.

Lòng trắng trứng khi tách ra bạn cần lưu ý là không để dính phải nước, lòng đỏ và các loại chất béo khác nếu không sẽ không đánh bông được. Lòng trắng trứng cũng cần để nhiệt độ phòng trước khi đánh.

Khi đánh bông lòng trắng trứng, bạn có thể sử dụng một chút cream of tarta hoặc một chút nước chanh để giúp việc đánh bông được nhanh hơn, nhưng nếu không có thì cũng không sao nhé. Nước cốt chanh hoặc cream of tarta thường được cho vào khi lòng trắng được đánh đến hơi sủi bọt hoặc cũng có thể cho ngay từ đầu.

Riêng đường thì tốt nhất là khi lòng trắng sủi bọt to thì hẵng cho vào. Phần đường có thể gia giảm tùy khẩu vị.

Tùy máy đánh trứng mà thời gian đánh bông lòng trắng sẽ khác nhau. Bạn có thể kiểm tra lòng trắng trứng đạt độ bông cứng cần thiết chưa bằng cách tắt máy và nhấc que đánh trứng lên. Bạn sẽ thấy các mức độ bông của lòng trắng trứng như: bông mềm (phần chóp kem oặt xuống dễ dàng), gần như bông cứng (phần chóp hơi cong một chút nhưng kem đã khá đứng), bông cứng (phần chóp thẳng, khi dốc âu đựng thì kem không dịch chuyển). Thông thường, lòng trắng đạt đến gần bông cứng hoặc bông cứng là được. Bạn không nên đánh quá tay, vì khi đánh quá tay, lúc trộn với hỗn hợp lòng đỏ rất lổn nhổn và khó kết hợp. Nếu chẳng may đánh quá, hãy thêm một lòng trắng trứng nữa vào âu rồi đánh tiếp tới khi chúng đạt bông cứng là dừng nhé.

3. Kết hợp hỗn hợp lòng đỏ và hỗn hợp lòng trắng

Có 2 cách:

Cách 1: Bạn lấy 1/3 hỗn hợp lòng trắng cho sang hỗn hợp lòng đỏ rồi dùng phới trộn hai hỗn hợp này cho thật đều. Sau đó cho tiếp 1/3 hỗn hợp lòng trắng vào hỗn hợp lòng đỏ và sử dụng kỹ thuật fold để trộn. 1/3 còn lại cũng làm tương tự.

Cách 2: Bạn lấy 1/3 hỗn hợp lòng trắng cho sang hỗn hợp lòng đỏ rồi dùng phới trộn hai hỗn hợp này cho thật đều. Tiếp đến là đổ tô hỗn hợp vừa trộn sang tô đựng 2/3 lòng trắng kia và cũng sử dụng kỹ thuật fold để trộn.

Lưu ý: Sử dụng kỹ thuật fold, đảo từ dưới úp lên trên, vừa làm bạn vừa xoay phần âu đựng và trộn tới khi hai hỗn hợp được hòa quyện nhé. Thao tác này nên làm nhanh một chút.

Sau khi đã trộn hai hỗn hợp, bạn cho hỗn hợp vào khuôn, nhấc khuôn lên cao khoảng 30-40cm rồi thả khuôn xuống, làm vậy 3-4 lần để các bọt khí to trong hỗn hợp vỡ ra.

4. Nướng

Nướng bánh thì tùy công thức mà thời gian và nhiệt độ có thể thay đổi chút xíu. Bạn cần hiểu chiếc lò của mình để canh nhiệt chuẩn. Tuy nhiên, bạn có thể hạ nhiệt độ nướng so với công thức khoảng 10 độ và đồng thời tăng thời gian nướng lên 10 - 15 phút (nhiệt thông thường cho các loại bánh này là 150 độ C tới 175 độ C). Trong khi nướng, bạn nên xem bánh thường xuyên để tránh bánh bị nướng quá lửa hoặc không đạt yêu cầu về thời gian. Bánh gato cần nướng hai lửa, đặt khay ở rãnh dưới (có thể dùng quạt gió hoặc không). “Thăm” bánh bằng cách dùng một que xiên xiên nhẹ vào bánh, nếu que xiên khô tức là bánh đã đạt rồi đấy.

Những chiếc bánh chưa đạt thường bị thắt eo hoặc bị xẹp sau khi gỡ khỏi khuôn và gây khó khăn nếu bạn muốn trang trí chúng.

Bạn có thể sử dụng công thức bạt bánh gato để làm bánh cuộn nhưng thời gian nướng sẽ giảm xuống nhé.

Cốt bánh gato thường và cốt bánh gato vị cacao

5. Đánh kem tươi

Bạn có thể làm kem bơ, tuy nhiên, sử dụng kem tươi trang trí bánh vẫn phổ biến và nhanh hơn. Kem tươi bao gồm whipping và topping. Giá của whipping cream thường đắt gấp đôi topping nhưng bù lại là ngon và ngậy hơn. Whipping cream đánh rất nhanh, bạn có thể cho thêm đường tùy ý nhưng nhược điểm là khi trang trí rất nhanh bị chảy.

Topping thì có sẵn đường, đánh lâu hơn nhưng khi trang trí lại đứng kem hơn.

Kem tươi đánh đạt là khi bạn có thể úp ngược hoặc nghiêng âu đựng mà chúng không hề dịch chuyển. Tuy nhiên, lưu ý là không nên đánh quá tay, vì whipping bị đánh quá tay sẽ tách nước và không trang trí được. Topping đánh quá tay sẽ bị rỗ và trang trí không đẹp. Với topping, nếu đánh quá, bạn có thể thêm một ít topping nữa vào trộn cùng nhé.

Bây giờ thì bạn đã có thể tự tay làm bánh cho những người thân yêu rồi đấy.

Công thức tham khảo:

Nguyên liệu: (cho bánh khuôn 22cm)

+ 70g bột mì

+ 30g bột ngô

+ 4 quả trứng gà to (tôi sử dụng trứng gà công nghiệp)

+ 55g sữa tươi

+ 45g dầu ăn

+ Một chút nước chanh

+ 80g đường

+ Một chút xíu muối

Cách làm:

- Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng vào 2 âu khác nhau.

- Cân bột mì, bột ngô, sữa tươi và dầu ăn vào một âu, cho lòng đỏ trứng vào và trộn thành hỗn hợp nhuyễn.

- Dùng máy đánh trứng đánh lòng trắng trứng tới khi hơi sủi bọt thì cho chút muối với nước chanh vào. Khi sủi bọt to thì cho từ từ phần đường vào đánh tới khi bông cứng.

- Cho 1/3 phần lòng trắng trứng vừa đánh vào âu hỗn hợp bột ở trên, dùng phới dẹt trộn đều. Úp ngược âu hỗn hợp vừa trộn ở trên vào âu 2/3 lòng trắng trứng còn lại, trộn bột theo kỹ thuật fold.

- Làm nóng sẵn lò ở 150 độ C trước 10 phút. Cho hỗn hợp vào khuôn bánh gato rồi nướng trong 80 phút. nguồn

Tham khảo thêm tại:


Khách nước ngoài đến Việt Nam để..... học làm bánh mì

Lạ như… Tây tới Việt Nam học làm bánh mì

“Từ trước tới nay ta cứ nghĩ phải sang Tây để học làm bánh. Ấy thế mà bây giờ nhiều ông Tây, bà Đầm lại tới Việt Nam để học cách làm bánh mì ruột mềm.”

Coi bánh như tác phẩm nghệ thuật

Nắm bắt được nhu cầu học làm bánh, Hướng Nghiệp Á Âu đã mở ra một trung tâm dạy nghề với quy mô nhiều phòng học.

Cơ ngơi dạy nghề bánh được bố trí rất chuyên nghiệp và bài bản.

Đó là những phòng kính ngăn cách riêng rẽ. Trong phòng bố trí các bàn inox dài, rộng để tiện cho việc thao tác. 

Mỗi phòng đều có lò nướng chuyên dụng, máy nhào bột và đa dạng các dụng cụ phục vụ cho nghề làm bánh.

Tại đây có phòng dạy làm bánh mỳ riêng, bánh ngọt, bánh kem và bánh cán lớp…riêng.

Ở một phòng khác, có tới hơn chục bạn trẻ vây quanh một nghệ nhân để xem thao tác, học làm các bông hoa bằng chocola, dùng trang trí cho bánh kem. 

Khuôn mặt ai cũng đầy hứng khởi khi tới lượt mình làm thử và rất vui khi tự tay làm được một bông hoa chocola đẹp mắt. Những ai làm chưa được cũng vô cùng quyết tâm, yêu cầu thầy hướng dẫn lại cho tới lúc thành công mới thôi.


Bạn Vũ Thị An, 20 tuổi, ngụ tại quận 10 TP.HCM, một học viên cho biết: “Em rất thích bánh. Đối với em, chiếc bánh không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn là cả một tác phẩm của người nghệ nhân. Từ nhỏ, mỗi khi được mẹ đưa vào các tiệm bánh em lại say mê ngắm những chiếc bánh kem được trang trí bằng những bông hoa kem, chocola rất tinh tế. Em rất vui và không ngờ hôm nay tự tay mình làm ra được một bông hoa như vậy.”

Các loại hình đào tạo của trung tâm này rất đa dạng, từ khóa học 1 buổi (học phí chỉ 100 ngàn đồng) dành cho các bà nội trợ cho tới khóa học chuyên nghiệp kéo dài 4,5 tháng (học phí 22 triệu đồng) cho những ai có nhu cầu học thành nghề để mở tiệm hoặc đi nước ngoài định cư.

Sau khóa học chuyên nghiệp, học viên có thể làm thành thạo hơn 100 món bánh.

“Học phí trên bao gồm luôn cả nguyên liệu làm bánh, giá rất cạnh tranh. Nếu theo học ở những trung tâm thông thường khác, chỉ riêng làm bánh ga tô thôi học phí đã khoảng 25 triệu đồng.”, bà Sơn cho biết.

Không chỉ thế, Trung tâm dạy làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu còn hợp tác với một số trường, tổ chức cho các em học sinh tiểu học tới học làm bánh trong một buổi.

Sau buổi học, các em học sinh đã trải nghiệm thú vị về nghề làm bánh, có thể tự tay làm một số loại đơn giản như bánh cookies.

Những món bánh sở trường

Được sự giúp đỡ tận tình của chuyên gia West Camps, nguyên hiệu trưởng trường dạy nghề làm bánh lớn nhất tại Hà Lan, Hướng Nghiệp Á Âu tự hào là trung tâm dạy nghề bánh đầu tiên truyền đạt công thức vàng cho học viên và khách hàng trong việc chống nhăn mặt bánh mỳ mềm, giữ độ dai và khẩu vị tốt của bánh mỳ trong điều kiện khí hậu nóng của Việt Nam.

Đặc biệt trung tâm dạy làm bánh của Hướng Nghiệp Á Âu có thế mạnh là những món bánh ngon, lạ, độc quyền tại Việt Nam mà học viên không thể tìm thấy ở đâu khác.

Đó là công thức, bí quyết làm các loại bánh như bánh mì hoàng gia Thái, bánh Crispy shell và Tempouce (Hà Lan), bánh Danish striny (Nhật), bánh bông lan có pho mai, su mềm Nhật Bản, Almond cookies.


Ngoài những học viên người Việt Nam, trung tâm còn đang dạy nghề cho rất nhiều Việt Kiều, người nước ngoài yêu thích bánh Việt và các loại bánh đậm bản sắc Á Đông.

“Có hai vợ chồng người Pháp tìm đến, ngỏ ý muốn học cách làm bánh mì kiểu Việt Nam. Họ nói bánh mì của ta ăn rất xốp, mềm, không cứng như bánh mì baguette Pháp tổ ong ở quê hương họ. Thông qua cách dạy nghề làm bánh mì Việt cho người nước ngoài, chúng tôi hy vọng có thể quảng bá sản phẩm bánh mì Việt Nam ra thế giới.”, bà Sơn chia sẻ.

Trung tâm dạy nghề làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu được thành lập cách đây hơn hai năm. Từ khi ra đời tới nay, trung tâm đã dạy nghề bánh cho rất nhiều học viên. Trong số các học viên này hiện có người đã mở tiệm, rất thành công, tạo dựng được tên tuổi không chỉ ở Việt Nam mà ở cả nước ngoài. nguồn

Học làm bánh kem hết bao nhiêu tiền


Học làm bánh kem hết bao nhiêu tiền sẽ không còn là vấn đề lớn nữa vì chỉ tầm 4 – 6 triệu cho một khóa học từ 3 – 6 tháng không chỉ giúp bạn thu về lợi nhuận hàng tháng lên tới chục triệu mà còn thỏa mãn niềm đam mê.

Không thể thiếu trong mỗi dịp cưới xin, đám hỏi, sinh nhật hay tiệc tùng, bánh kem với đủ các thể loại kiểu dáng, màu sắc và ý nghĩa khác nhau. Tự tay mình làm nên những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt để tặng gia đình, người thân và bạn bè là mong muốn của nhiều người. Để không phải tốn kém thời gian và tiền bạc, giải pháp học làm bánh trên youtube được nhiều người lựa chọn. Nhưng nếu để theo một cách bài bản hơn, đa phần người ta lại chọn những khóa học làm bánh kem để ngoài việc làm bánh cho gia đình thì còn có thể mở tiệm bánh kem kinh doanh sau này.

Dưới đây là cách để bạn lựa chọn trung tâm và khóa học với chi phí học làm bánh kem phù hợp với khả năng tài chính của mình nhất trước khi đăng ký học



Bạn phù hợp với khóa học làm bánh kem nào?

Thông thường các trung tâm đào tạo làm bánh sẽ chia ra làm 2 cấp bậc đào tạo: cơ bản và nâng cao. Với mỗi cấp bậc sẽ là được thiết kế khung chương trình khác nhau và tăng theo mức độ cấp bậc.

Nếu bạn là dân “tay ngang” chưa biết gì về bánh kem, chắc chắn sẽ theo học bắt đầu từ cấp độ cơ bản. Trong khóa học này cho bạn những kỹ thuật căn bản làm một chiếc bánh kem hoàn chỉnh theo nhiều chủ đề khác nhau như: bánh kem sinh nhật, bánh kem noel, bánh kem cưới, bánh kem valentine và kỹ thuật làm bánh bông lan, bắt kem, chà láng bánh, trang trí cơ bản trên mặt bánh. Đặc biệt là hướng dẫn tạo hình bằng Butter Cream (Kem bơ), loại kem khó thực hiện và khó tạo hình. Sau khi kết thúc khóa học bạn sẽ thành thạo kỹ thuật làm bánh kem cơ bản, đã có thể tự mở tiệm kinh doanh nhỏ cho mình, trong khi đó thường thì cấp độ này chỉ dao động từ 4 – 6 triệu cho khóa 3 – 6 tháng mà thôi.

Đã có kiến thức căn bản về bánh kem thì khóa học làm bánh kem cấp độ nâng cao sẽ là dành cho bạn. Kỹ thuật làm bánh kem nâng cao theo xu hướng hiện đại sẽ bao gồm trang trí bánh kem bằng Fondant (bông đường) và bằng Chocolate. Ngoài ra, học viên sẽ được học những kỹ thuật khó và đặc biệt hơn trong việc trang trí bánh kem như tạo các mộ hình nghệ thuật, tạo hình thú cưng, xe, nhà cửa hoặc rất nhiều tạo hình mà khách hàng thường yêu cầu. Khóa học này không quá đắt, chỉ thường dao động trong khoảng 6 triệu đồng trong 3 – 6 tháng.

Với chi phí như vậy, chọn những trung tâm dạy làm bánh kem nào phù hợp?

Mức chi phí 4 – 6 triệu này thực ra là phù hợp với rất nhiều người vì thường bao gồm cả chi phí thực hành cho Học viên. Khoảng thời gian khá dài mà chỉ với khoảng 6 triệu học phí, bạn không cần quá lo lắng học làm bánh kem hết bao nhiêu tiền mà đã có thể nghĩ ngay tới việc mở cho mình một tiệm bánh sau khi ra trường.

Và với mức chi phí trên đây có khá nhiều trung tâm dạy nghề làm bánh kem phù hợp với bạn. Lúc này, học phí không còn quá đặt nặng thì việc cân nhắc cơ sở dạy nghề chất lượng và uy tín giữa những cơ sở đó nữa là điều bạn nên làm ngay bây giờ.


Khi chọn trường bạn nên lưu ý những điểm sau đây:

Bằng cấp chứng chỉ do Tổng cục dạy nghề cấp

Đội ngũ Giảng viên uy tín, có chuyên môn

Cơ sở, trang thiết bị máy móc hiện đại

Khung chương trình đào tạo

Chế độ hỗ trợ học phí cho Học viên

Hỗ trợ thực tập và việc làm trong và sau khi đào tạo

Với những thông tin bổ ích trên đây hy vọng rằng bạn sẽ không phải băn khoăn chi phí học làm bánh 
kem nữa mà có thể chọn cho mình được một khóa học làm bánh kem phù hợp với nguyện vọng, khả năng tài chính, tiếp tục niềm đam mê và mơ ước của bản thân. nguồn

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết mới nhất tại: 




Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Học Nghề Làm Bánh

Học nghề làm bánh online - kiến thức nghề bánh 2017, các tấm gương thành công, các kiến thức cơ bản khi làm bánh 


94 PHAN XÍCH LONG, P.3, Q.BÌNH THẠNH (số cũ S54 – S55 Phan Xích Long, gần cuối đường Phan Xích Long giao với Vạn Kiếp) 











Tel: (028) 3517 2308